Trong quá trình sử dụng máy tính, laptop của mình, bạn có thể sẽ gặp vấn đề về lỗi Full Disk Win 10. Lỗi full disk 100% trên Windows 10 cũng là khá phổ biến đặc biệt là người dùng máy tính, laptop sử dụng ổ cứng HDD.
Hãy cùng AnhIT tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Full Disk 100% trên Win 10 này nhé:
Nguyên nhân lỗi Full Disk trên Windows 10
Nguyên nhân đầu tiên mà máy bạn bị full disk trên Win 10 là do nguyên nhân chủ yếu hệ điều hành Win 10 được Microsoft tích hợp rất nhiều chức năng mới chạy ngầm. Cộng với ổ đĩa cứng của bạn (HDD) bị phân mảnh quá nhiều sau thời sử dụng, tốc độ gian dàivòng quay thấp mà yêu cầu truy xuất liên tục của hệ thống trên Win 10 cao, nên HDD của bạn không thể đáp ứng nổi dẫn đến lỗi Full Disk 100%
– Ngoài ra còn do máy tính đang có nguy cơ bị tấn công khi truy cập những trang web tải ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc cũng có thể là do phần mềm diệt virus do nó quá nặng sau khi cài đặt chiếm quá nhiều dung lượng.
Cách khắc phục lỗi Full Disk Win 10
1. Kiểm tra ổ đĩa, check ổ C
Bị lỗi Full Disk 100% thì tất nhiên việc đầu tiên cần làm là kiểm tra xem ổ đĩa cứng của bạn còn khỏe hay không bằng các phần mềm hỗ trợ như Hard Disk Sentinel, CrystalDiskInfo, … đối với SSD thì nên sử dụng SSDlife Pro.
Tiếp theo các bạn mở This PC, nhấn chuột phải vào ổ C (hoặc tên ổ chứa hệ điều hành Windows 10) > chọn Properties > chuyển qua tab Tools > nhấn Check ở Error Checking > cửa sổ mới hiện ra tiếp tục nhấn chọn Scan drive và chờ đợi quá trình kiểm tra hoàn tất.
2. Tắt Windows Search
Việc Windows Search mặc định của Windows 10 liên tục tìm kiếm và lập chỉ mục các file, thư mục có trong máy tính của bạn, vòng lặp này có thể là nguyên nhân khiến cho ổ cứng bị dính lỗi full 100%. Để vô hiệu hóa vĩnh viễn Windows Search và lập chỉ mục:
Nhấn Windows + R tìm services.msc rồi nhấn Enter. Trong Services tìm đến Windows Search, nhấn đúp chuột vào để mở tùy chọn nó lên, Service status nhấn Stop, Startup type chọn Disable.
3. Tắt Superfetch Service
Superfetch là dịch vụ quản lý bộ nhớ hệ thống trên hệ điều hành, được Microsoft Windows giới thiệu đầu tiên trên Windows Vista. Tính năng này được tích hợp sẵn trên các phiên bản Windows Vista, Windows 7, 8 và Windows 10.
Superfetch hoạt động ngầm, theo dõi, đưa các ứng dụng, phần mềm vào danh sách thường xuyên sử dụng, và tải trước chúng vào RAM, giúp bạn mở chúng nhanh hơn. Tuy nhiên với một số máy tính nó lại có tác dụng ngược lại: gây ra lỗi chiếm dụng nhiều CPU, RAM, và lỗi Full Disk.
4. Trình duyệt web
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây đến lỗi Full Disk 100% cũng như ngốn nhiều CPU, RAM của máy tính nữa đó là trình duyệt web, hãy kiểm tra trình duyệt web đang sử dụng bằng cách mở một số tab cơ bản, và bật Task Manager lên xem nguyên nhân có phải do trình duyệt web chiếm nhiều CPU, RAM, Disk hay không, và thay thế nó bằng các trình duyệt khác, hoặc sử dụng trình duyệt web Microsoft Edge mặc định của Windows 10.
5. Lỗi PCI-Express Firmware
+ Bước 1: Nhấn phím tắt Windows + X chọn Device Manager.
+ Bước 2: Tìm đến IDE ATA/ATAPI Controllers > AHCI controller
+ Bước 3: Nhấn đúp chuột vào để mở, chuyển qua tab Details > ở Property chọn Device instance path > nhấn chuột phải copy đường dẫn > mở notepad hoặc word lên paste đường dẫn vào để tạm ở đó.
+ Bước 4: Nhấn Windows + R để mở Run, nhập vào regedit rồi nhấn Enter (OK) để mở.
+ Bước 5: Mở đến HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Enum\PCI\
+ Bước 6: Tiếp tục mở tiếp \VEN_*** theo đường dẫn đã lưu ở Bước 3
+ Bước 7: Tiếp tục mở đến Device Parameters\Interrupt Management\MessageSignaledInterruptProperties
+ Bước 8: Ở cửa sổ bên phải mở MSISupported nhập vào số 0 rồi nhấn OK.
6. Tắt Diagnostic Tracking
Diagnostic Tracking là tính năng theo dõi chẩn đoán trong Windows 10, được khuyến nghị là nên tắt đi vì lý do riêng tư, và đây cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân gây ra lỗi full disk trên Win 10.
Để tắt Diagnostic Tracking:
Bước 1. Bạn mở Start Menu tìm cmd, nhấn chuột phải vào cmd chọn Run as Administrator hoặc nhấn Windows + X mở Windows PowerShell (Admin)
Bước 2. Copy và dán (nhấn chuột phải trong cmd để dán) lần lượt 2 câu lệnh sau:
sc config “DiagTrack” start= disabled
sc stop “DiagTrack”
Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập Settings > System > Notification & actions và tắt Get tips, tricks and suggestions as you use Windows đi để cải thiện tốc độ windows.
7. Cập nhật driver SATA mới nhất
Driver SATA là quản lý không gian lưu trữ dữ liệu (ổ cứng), các bạn nên cập nhật nó lên version mới nhất để tránh gặp lỗi full disk trên Windows 10
+ Bước 1: Nhấn chuột phải vào icon Start Menu hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + X rồi chọn Device Manager
+ Bước 2: Tìm đến Storage controllers > nhấn chuột phải vào Microsoft Storage Spaces Controller, chọn Update driver.
8. Kiểm tra và tắt các phần mềm đang chạy ngầm không cần thiết kể cả phần mềm diệt virus
Nếu máy tính của cấu hình không mạnh, ổ cứng cũng khá yếu, thì chỉ cần các phần mềm chạy nền, kể cả phần mềm diệt virus cũng đủ để làm máy của bạn full cpu, ram & ổ cứng.
Hãy mở Task manager xem các phần mềm, ứng dụng chiếm nhiều bộ nhớ RAM, CPU, Disk, nếu hiện không dùng đến hãy tắt chúng đi, nếu không cần dùng đến trong tương lai hãy gỡ cài đặt chúng ra khỏi Windows.
9. Thay thế ổ cứng SSD
Nên dùng SSD cho Windows 10, đó là điều mà đến giờ này đa số người dùng đã biết. SSD ít bị full disk 100% trên Win 10. SSD tốc độ nhanh gấp 5 gấp 10 lần HDD, hãy thử tốc độ khởi động Windows & tốc độ copy file của SSD so với HDD bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay.
*Tip: nếu kinh tế hạn hẹp các bạn có thể mua SSD dung lượng thấp 120GB để làm phân vùng ổ C chứa hệ điều hành, còn HDD sẵn có chia ra phân vùng D, E chứa dữ liệu.
10. Sử dụng Windows 10 Lite hoặc Win 10 LTSC 2019
Nếu bạn chưa có đủ kinh phí để thay thế HDD bằng SSD để hạn chế tình trạng bị lỗi Full 100% Disk trên Windows 10, hãy sử dụng các bản Win 10 Lite hoặc sử dụng Windows 10 LTSB 2016, LTSC 2019 được tinh chỉnh hiệu suất, registry, lượt bỏ một số thành phần, dịch vụ mặc định không cần thiết của Windows.
Chúc các bạn fix lỗi full disk 100% Win 10 thành công!
Discussion about this post