Nội dung bài viết
Việc chọn mua laptop (máy tính xách tay) hoàn toàn khác máy tính để bàn. Và có nhiều người quan niệm rằng “càng nhiều RAM, CPU càng mạnh càng tốt” trên PC nhưng thực tế thì lại hoàn toàn không áp dụng đựơc với laptop. Sau đây là một số điều nên biết khi bạn có ý định trang bị cho mình một chiếc laptop mới nhé.
Mua laptop cần lưu ý những gì?
Trước khi bạn muốn mua một chiếc laptop, không thể nào cứ nhắm mắt mà mua được bởi vì đây sẽ là một người bạn đồng hành của bạn trong suốt những năm tháng tới, thế nên đừng vội tin vào những lời mà mấy chị gái bán hàng trong các cửa hàng máy tính hoặc của những anh chàng reviewer nào cả, bởi vì chỉ có bạn là người mất tiền chứ họ thì chẳng phải lo mất đồng nào cả.
Vậy nên, hãy lập một bảng thống kê những yêu cầu khi mua một chiếc laptop từ quan trọng nhất cho tới ít quan trọng. Bạn phải trả lời được những câu hỏi dưới đây trước khi đưa ra quyết định chọn mua nhé.
- Mục đích sử dụng máy tính của bạn là gì? Các ứng dụng yêu cầu là gì?
- Cấu hình tối thiểu dành cho các phần mềm/ ứng dụng là như thế nào? (Có thể tham khảo trên trang chủ của các những ứng dụng)
- Chi phí tối thiểu và tối đa của bạn là bao nhiêu?
- Bạn mong muốn sử dụng chiếc máy trong thời gian bao lâu? (1 năm/ 5 năm hay 10 năm?)
- Bạn có cần những chức năng phụ của chiếc máy không? (LED RGB/ Camera/ Khóa Vân Tay/ Màn hình cảm ứng/ Touchbar/Màn hình OLED/Chuẩn sRGB/Quạt tản nhiệt,…?)
- Bạn cần bao nhiêu cổng kết nối? Cụ thể là những gì?
- Cân nặng của chiếc máy như thế nào?
- Thiết kế bạn mong muốn là gì?
Lấy ví dụ mình là một người chuyên làm đồ họa, đôi khi cần giải trí như chơi game, xem phim, có ngân sách khoảng từ 20tr – 40tr, cấu hình tối thiểu như hệ điều hành Win 10, chip I5 trở lên, Ram 8-32GB, ổ đĩa 512GB để chứa tài liệu học tập và cần card màn hình rời.
Kế đến mình sẽ sử dụng chiếc máy này khoảng 5 năm, không cần yêu cầu chức năng phụ như màn hình cảm ứng hay là LED RGB.
Sau cùng thiết kế thì mình chỉ cần đơn giản sang trọng.
Đấy, khi nói vậy xong thì mình đã giới hạn được cho bản thân 1 vài mẫu mã laptop, vừa nhanh, vừa lẹ, vừa đỡ phải tốn thời gian tìm hiểu từng loại laptop khi mà hiện giờ có quá nhiều sản phẩm. Không chỉ thế còn giúp người tư vấn sản phẩm họ có thể dễ dàng hình dung được mong muốn của bạn.
Lưu ý khi chọn mua laptop phù hợp với nhu cầu
Chế độ bảo hành của máy như thế nào
Hầu hết các nhà sản xuất máy tính đều có cho mình những ưu đãi bảo hành cực kì chất lượng, do đó khi mua máy tính. Cho nên bạn cần phải lưu ý rằng liệu việc máy tính của mình có cần phải kích hoạt chế độ bảo hành hay không? Hoặc nếu như bảo hành thì sẽ yêu cầu tối thiểu những gì? Trong thời hạn bao lâu?
Khi ấy, nếu chẳng may máy tính của bạn tình cờ hỏng hóc màn hình hay bạn lỡ tay đổ nước lên bàn phím thì vẫn còn cơ hội sửa chửa mà không lo tốn tiền oan.
Không những thế, với những nhà sản xuất như Apple, Asus, Samsung, Dell,… họ còn có chế độ gia hạn bảo hành với mức phí ưu đãi, nếu bạn đăng kí thì có thể phần nào tiết kiệm được một khoảng kha khá đấy.
Pin và thời lượng pin
Một số người dùng máy tính hiện nay vẫn còn quan niệm rằng cứ dùng cho hết pin rồi hẵng cắm sạc thì sẽ không chai pin. Nhưng quan điểm ấy là cực kì sai, không chỉ khiến cho pin của máy nóng lên mà còn giảm hiệu năng của máy nữa.
Do đó, để tránh tình trạng chai pin chỉ sau vài tháng sử dụng, hãy nhớ một vài lưu ý sau đây nhé:
+ Hãy vừa sạc vừa sử dụng máy tính bất cứ khi nào có thể, trừ những trường hợp bất khả kháng thì bạn có thể rút sạc ra sử dụng.
+ Với mỗi lần sạc đầy pin, sẽ được coi là hoàn thành 1 chu kì sạc, khi ấy, cho dù bạn có dùng tới 20 hay 80% và sạc lên 100% thì vẫn tính là 1 chu kì, thế nên hãy hạn chế điều này nhé.
+ Khoảng từ 1-2 tuần thì bạn nên xả pin để máy tính có thể sử dụng tốt hơn, khi ấy, bạn nên rút sạc, dùng cho tới khoảng 10-20%, sau đó tắt nguồn máy, để sạc qua đêm cho lên đủ 100% là có thể dùng như bình thường.
+ Hạn chế sử dụng laptop trên giường (nệm), kính, hoặc những bề mặt khí truyền nhiệt.
Một lưu ý nho nhỏ nữa đó chính là trước khi cắm sạc thì hãy cắm adapter vào trước rồi hẵng cắm phích vào máy tính để tránh tình trạng quá tải nhe.
Vệ sinh máy tính
Cho dù bạn làm việc outdoor hay là work from home thì việc bụi bẩn lọt vào máy là điều khó mà có thể tránh khỏi. Thế nên các bạn hãy thường xuyên lưu ý dọn dẹp góc làm việc, đồng thời lau sơ qua máy tính của mình từ màn hình cho tới bàn phím.
Khoảng 3-6 tháng thì nên đem đến các trung tâm bảo hành uy tín vệ sinh và thêm keo tản nhiệt định kì để máy có thể hoạt động một cách tối ưu.
Đầu tư cấu hình khi mua laptop mới
Việc máy tính sau 1 khoảng thời gian dài sử dụng sẽ có hiện tượng giật lag, giảm hiệu năng. Thế nên để máy tính sử dụng một cách tốt nhất, hãy trang bị thêm cho mình một vài thiết bị phần cứng nếu như nhà sản xuất có cung cấp, ví dụ như nâng thêm thanh RAM hoặc đầu tư 1 chiếc ổ đĩa rời để có thể tiện lợi sử dụng mọi lúc mọi nơi mà không sợ mất dữ liệu.
Lưu ý rằng nên xem đúng thông số của nhà sản xuất để tránh việc mua nhầm sản phẩm không tương thích hoặc việc mua phải hàng giả nhe.
Phần mềm diệt Virus
Hầu như các máy tính Windows đã cung cấp sẵn trong hệ điều hành chức năng diệt virus cũng như tường lửa mặc định, vậy nên các bạn hãy luôn ghi nhớ bật chức năng lên khi sử dụng, thường xuyên cập nhật windows và hạn chế cài những phần mềm không chính chủ để chính việc bị cài mã độc vào máy.
Hơn hết việc mua laptop mới và cài đặt một lúc 2 đến 3 hay hàng chục phần mềm diệt virus không giúp máy bạn an toàn hơn tí nào mà còn giảm hiệu năng máy cũng như gây xung đột phần mềm.
Discussion about this post