Nội dung bài viết
Là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì tất nhiên phải sở hữu cho mình những phần mềm thiết kế đồ họa phù hợp để có thể làm ra những hình ảnh sinh động, thu hút hơn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về top 10 phần mềm đồ họa chuyện nghiệp nhất hiện nay mà mọi người đang sử dụng nhé.
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay
1. Adobe Photoshop
Adobe Photoshop là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành thiết kế đồ họa.
Adobe Photoshop được biết đến là công cụ chỉnh sửa ảnh và thiết kế đồ họa nổi tiếng, nhận được sự chú ý đặc biệt từ phía cộng đồng người dùng. Hiện tại, phiên bản mới nhất của Photoshop đã cải tiến rõ rệt, các bước xử lý ảnh phức tạp và mất nhiều thời gian trước đây đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nên kể cả những người dùng không am hiểu nhiều về đồ họa cũng sử dụng thuận lợi hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn download và cài đặt Photoshop CS6
2. Adobe Illustrator
Adobe Illustrator là phần mềm đồ họa vector chuyên nghiệp không thể thiếu đối với một Designer hiện nay, với việc ứng dụng các công dụng trong phần mềm để tạo ra các sản phẩm như: thiết kế logo, thiết kế banner, background quảng cáo, chương trình, các yếu tố hoạt họa,…
Hàng triệu nhà thiết kế và nghệ sĩ sử dụng Adobe Illustrator để tạo ra mọi thứ từ biểu tượng web và bao bì sản phẩm đến sách minh họa và bảng quảng cáo. Nhận tất cả các công cụ vẽ bạn cần để biến các hình dạng và màu sắc đơn giản thành logo, biểu tượng và đồ họa tinh vi.
Tải ngay: Adobe Illustrator CC 2020
3. CorelDraw
CorelDraw là phần mềm thiết kế đồ họa vector được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Giống với illustrator, CorelDraw được đông đảo những người làm thiết kế tin dùng những tiện ích tuyệt vời của nó. Đặc biệt là lĩnh vực in ấn Corel đóng một vai trò chủ đạo ở thị trường Việt Nam.
Tải ngay: CorelDraw
4. Adobe InDesign
Adobe InDesign là một ứng dụng phần mềm sắp xếp và xuất bản trên máy tính để bàn được sản xuất bởi Adobe Systems. Nó có thể được sử dụng để tạo ra các tác phẩm như áp phích, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, tạp chí, báo, thuyết trình, sách và sách điện tử,… với đầy đủ các tính năng và công cụ liên quan đến chính sửa hình ảnh và bố cục.
5. AutoCAD
AutoCAD (viết tắt của Automatic Computer Aided Design) là một ứng dụng phần mềm được phát triển bởi Autodesk cho phép thiết kế và soạn thảo với sự hỗ trợ máy tính.
Phần mềm này được sử dụng để tạo bản vẽ 2D và 3D, cho phép người dùng khái niệm hoá các ý tưởng, tạo ra các thiết kế và bản vẽ theo mức độ chính xác kỹ thuật cần thiết. Thậm chí, AutoCAD có thể thực hiện tính toán và mô phỏng thiết kế nhanh chóng trên một loạt các ngành công nghiệp.
6. Autodesk 3Ds Max
Autodesk 3Ds Max là một ứng dụng mạnh, tích hợp các mô hình 3 chiều, hoạt cảnh, và tạo cảnh 3D. Môi trường dễ học của nó cho phép các nghệ sĩ nhanh chóng tạo dựng một cách nhanh chóng các sản phẩm.
Autodesk 3Ds Max thường được sử dụng để tạo phim và các đoạn video nghệ thuật, phát triển game, thiết kế sản phẩm đa phương tiện multimedia, thiết kế một cách trực quan chuyên nghiệp, và những người thiết kế sẽ phải choáng váng về khả năng tạo ra kết quả trong một khoảng thời gian ngắn.
Autodesk 3D Max là đang dẫn đầu các phần mềm trong lĩnh vực thiết kế trực quan, phát triển game, thiết kế các hiệu ứng ảo và đào tạo.
Xem thêm: Tải phần mềm Autodesk 3Ds Max 2016
7. Blender – Phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Blender là một bộ phần mềm tạo 3D mã nguồn mở miễn phí hỗ trợ khá nhiều mọi khía cạnh của phát triển 3D. Với nền tảng vững chắc về khả năng tạo mô hình, còn có kết cấu mạnh mẽ, thiết bị, hoạt ảnh, ánh sáng và một loạt các công cụ khác để tạo 3D hoàn chỉnh. Phần mềm này rất tuyệt vời cho dù bạn chỉ muốn xử lý các mô hình tĩnh hay tham gia vào thế giới hoạt hình.
Mặc dù miễn phí, Blender vẫn có thể truy cập và có giá trị đối với nhiều người dùng, từ những người mới bắt đầu sở thích đến những nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Ngay cả NASA cũng sử dụng nó cho nhiều mô hình công cộng của mình! Vì nó liên tục được tinh chỉnh bởi những người dùng nâng cao, nó có thể trình bày một chút đường cong học tập cho những người hoàn toàn không chuyên.
8. SketchUp – Phần mềm thiết kế 3D đơn giản
SketchUp là một ứng dụng tạo mô hình 3D trực quan cho phép bạn tạo và chỉnh sửa các mô hình 2D và 3D bằng phương pháp “đẩy và kéo” đã được cấp bằng sáng chế. Công cụ Đẩy và Kéo cho phép các nhà thiết kế đùn bất kỳ bề mặt phẳng nào thành các hình dạng 3D.
SketchUp là một chương trình được sử dụng cho một loạt các dự án mô hình 3D như kiến trúc, thiết kế nội thất, kiến trúc cảnh quan và thiết kế trò chơi điện tử, để kể tên một số công dụng của nó. Tất cả những gì bạn phải làm là nhấp vào một đối tượng và sau đó bắt đầu kéo nó cho đến khi bạn thích những gì bạn thấy.
Xem thêm: Sketchup 2019 Full Crack
9. Adobe Premiere Pro
Premiere là tên gọi tắt của Adobe Premiere Pro, đây là một ứng dụng chỉnh sửa video theo thời gian do Adobe Systems phát triển. Được ra mắt lần đầu vào năm 2003, Adobe Premiere Pro là sự kế thừa của Adobe Premiere.
Chức năng chính của Premiere là dựng phim, biên tập hiệu chỉnh video và cho phép người sử dụng chia sẻ video trên các phương tiện truyền thông. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Bạn có nhiều đoạn video nhỏ, Premiere sẽ giúp bạn cắt, ghép, thêm chữ, chèn nhạc để trở thành video thành phẩm hoàn chỉnh.
10. Canva – Công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến
Canva được biết đến là phần mềm thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí dễ sử dụng trên điện thoại và máy tính, với nguồn tài nguyên phong phú dành cho cả dân chuyên nghiệp lẫn những người mới bắt đầu. Nếu là một người đam mê thiết kế, bạn không thể bỏ qua công cụ tuyệt vời này.
Canva tạo ra sự đơn giản hóa trong thiết kế để tất cả mọi người có thể sử dụng, kể cả các bạn không có nhiều kĩ năng về đồ họa. Từ đó, bạn có thể sáng tạo ra những sản phẩm đẹp mắt qua các công cụ dễ sử dụng, được thiết kế trên giao diện thân thiện và trực quan của Canva.
Ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành nghề được ưa chuộng nhất hiện nay. Và khi bạn đã quyết định theo con đường thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì ngay từ bây giờ bạn hãy tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa ở trên để tích lũy kinh nghiệm cho tương lại nhé.
Discussion about this post